Kết quả tìm kiếm cho "mẹt bánh quê"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 137
Khi đất trời hăng hăng cái nắng tháng tư, mấy cành phượng vĩ lấm tấm sắc đỏ trên cây thì cũng là lúc người ta chợt nhận ra: Mùa hạ lại về!
Thường xuyên rèn luyện, sinh hoạt trong môi trường quân ngũ khép kín, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) rất cần những hoạt động văn hóa - văn nghệ “tưới tắm” tâm hồn. Hiểu được nhu cầu ấy, nhiều chương trình văn nghệ được biểu diễn lưu động, vào đến tận đồn biên phòng, hát cho chiến sĩ nghe.
Cái nắng hanh hao của miền sơn cước có phần gay gắt, nhưng không ngăn được bước chân háo hức của lữ khách. Họ len lỏi qua các vồ đá gập ghềnh để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, tìm chút yên bình trên chốn bồng lai.
Giữa dòng sông Tiền thơ mộng, chợ quê cồn Tân Thuận Đông (tỉnh Đồng Tháp) là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về không gian yên bình, tận hưởng hương vị ẩm thực dân dã.
Hầu hết các làng nghề truyền thống đều sản xuất quanh năm, đều đặn và lặng lẽ. Riêng mùa Tết là giai đoạn cao điểm, không khí trở nên tất bật hơn, ngày lẫn đêm nhộn nhịp, hòa lẫn tiếng người, tiếng máy... Cũng từ mốc thời gian này, người ta có dịp nhắc đến một số nghề đặc trưng gợi lên không khí Tết một cách rõ nét.
Chiều buông, núi Cấm (TX. Tịnh Biên) chìm trong màn mây mờ ảo. Xa xa, khói lam chiều đốt rẫy bay lơ lửng, núi Cấm trở nên thâm u, tịch tĩnh như chốn tiên bồng.
Những cống hiến, hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh đã góp phần tô thắm truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Được xem là hình thức khai thác cá tự nhiên độc đáo và hiệu quả, dỡ chà là một trong những cách mưu sinh của nghề “bà cậu” cho đến bây giờ. Tuy nhiên, với sự “đổi tính, đổi nết” của con nước lũ, người theo nghề dỡ chà cũng đối mặt với tương lai bấp bênh.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Từ lâu, núi Cô Tô (huyện Tri Tôn) được xem là địa chỉ du lịch tâm linh có sức hút hấp dẫn đối với lữ khách. Với độ cao khoảng 614m, đỉnh núi Cô Tô được mây mù “ôm ấp” quanh năm, trông như chốn bồng lai tiên cảnh. Một ngày cuối tuần, chúng tôi chinh phục đỉnh núi Cô Tô mệt rã rời, nhưng bù lại được tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành chốn non cao.
Nếu có dịp về mấy nẻo đường quê miền Tây bằng xe hơi, người ngồi trên xe sẽ rất “bứt rứt”, bởi phải vượt qua đủ mọi chướng ngại trên đường. Mà chướng ngại phổ biến nhất là “chợ di động”, có khi cồng kềnh, cao gấp đôi chiếc xe 5 chỗ. Trên mỗi “chợ” ấy, dường như chất đầy phận đời mưu sinh của cả hộ gia đình…
Góc chợ quê bình dị tưởng chừng như không có gì đặc biệt nhưng lại là một phần ký ức không thể thiếu với những người con xa quê.